Đến
30/09/2012, hệ thống QTDND có 1.121 QTDND cơ sở hoạt động tại 56/63
tỉnh, thành phố trên cả nước, tăng 26 Quỹ (tăng 2,4%) so với 31/12/2011
(những QTDND này được cấp phép từ năm 2011, sang năm 2012 mới khai
trương hoạt động).
9
tháng đầu năm 2012, do những biến động của nền kinh tế, giá cả một số
mặt hàng thiết yếu tăng cao, sản xuất - kinh doanh của thành viên gặp
nhiều khó khăn… đã tác động không nhỏ đến hoạt động của các QTDND. Tuy
nhiên dưới sự chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước và Chính quyền địa phương
các cấp, cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ, nhân viên QTDND, hoạt
động của các QTDND tương đối ổn định và tăng trưởng ở các chỉ tiêu cơ
bản như:
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND cũng đạt ở mức khá: tăng 5,7% so với quý trước và tăng 16,7% so với 31/12/2011 (cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 2,9% của hệ thống TCTD nói chung). Hoạt động tín dụng của các QTDND cơ sở đều tập trung cho vay thành viên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (1,1%) trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống TCTD, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đã khẳng định vị trí, vai trò của QTDND ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng của các QTDND vẫn tập trung 84,4% ở cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 15,6%, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2012 cơ cấu tín dụng đã có sự dịch chuyển, theo đó dư nợ cho vay trung, dài hạn của các QTDND tăng mạnh, đây là dấu hiệu đáng quan tâm vì khả năng tài chính của các QTDND còn nhiều hạn chế, đồng thời nguồn vốn huy động của các QTDND phần lớn có kỳ hạn ngắn nên dễ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản.
Chất lượng tín dụng: Tuy tỷ lệ nợ xấu của các QTDND cơ sở không cao (0,7%), song từ đầu năm 2012 đến nay có xu hướng gia tăng, nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, do vậy các QTDND cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi.Vốn khả dụng có số dư 1.271 tỷ đồng, bằng 3,8% vốn huy động tiền gửi, tuy tăng 28% so 31/12/2011 nhưng nhìn chung vốn khả dụng của các QTDND vẫn ở mức thấp. Các QTDND cần cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản, nhất là vào những tháng cuối năm.
Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu lớn hơn chi của các QTDND 9 tháng đầu năm đạt 666 tỷ đồng (bình quân 0,6 tỷ đồng/Quỹ), cao hơn so cùng kỳ năm trước 177 tỷ đồng (tương đương 36%).
Nguồn vốn huy động tiền gửi: Mặc
dù lãi suất điều chỉnh giảm mạnh từ 14,5% xuống 9,5%/năm song nguồn vốn
huy động tiền gửi của các QTDND vẫn tăng 6% so cuối quý II năm 2012 và
tăng 29,4% so 31/12/2011, đây là yếu tố tích cực tạo sự chủ động trong
hoạt động, chủ động nguồn vốn để mở rộng cho vay phục vụ sản xuất kinh
doanh của thành viên, đảm bảo nguồn tiền chi trả, thanh toán cho khách
hàng.
Nguồn
vốn huy động tiền gửi tăng nhanh góp phần chuyển dịch cơ cấu nguồn vốn
của QTDND một cách hợp lý: Vốn huy động tiền gửi chiếm tỷ trọng khá cao
(79,6%) trong tổng nguồn vốn hoạt động và tăng trưởng khá, nguồn vốn vay
các TCTD khác ngoài hệ thống chiếm tỷ trọng ngày càng nhỏ (0,3%) và
giảm mạnh (giảm 59,2%) cho thấy hoạt động của các QTDND đã đi đúng mục
tiêu, ngày càng chủ động hơn trong hoạt động kinh doanh.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng của các QTDND cũng đạt ở mức khá: tăng 5,7% so với quý trước và tăng 16,7% so với 31/12/2011 (cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 2,9% của hệ thống TCTD nói chung). Hoạt động tín dụng của các QTDND cơ sở đều tập trung cho vay thành viên thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Tuy chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (1,1%) trong tổng dư nợ tín dụng của toàn hệ thống TCTD, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng cao đã khẳng định vị trí, vai trò của QTDND ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Tín dụng của các QTDND vẫn tập trung 84,4% ở cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn chỉ chiếm 15,6%, tuy nhiên 9 tháng đầu năm 2012 cơ cấu tín dụng đã có sự dịch chuyển, theo đó dư nợ cho vay trung, dài hạn của các QTDND tăng mạnh, đây là dấu hiệu đáng quan tâm vì khả năng tài chính của các QTDND còn nhiều hạn chế, đồng thời nguồn vốn huy động của các QTDND phần lớn có kỳ hạn ngắn nên dễ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản.
Chất lượng tín dụng: Tuy tỷ lệ nợ xấu của các QTDND cơ sở không cao (0,7%), song từ đầu năm 2012 đến nay có xu hướng gia tăng, nợ nhóm 5 vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu, do vậy các QTDND cần kiểm soát chặt chẽ hoạt động tín dụng, tích cực thu hồi nợ xấu, nợ khó đòi.Vốn khả dụng có số dư 1.271 tỷ đồng, bằng 3,8% vốn huy động tiền gửi, tuy tăng 28% so 31/12/2011 nhưng nhìn chung vốn khả dụng của các QTDND vẫn ở mức thấp. Các QTDND cần cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn một cách hợp lý để đảm bảo khả năng thanh khoản, nhất là vào những tháng cuối năm.
Kết quả kinh doanh: Chênh lệch thu lớn hơn chi của các QTDND 9 tháng đầu năm đạt 666 tỷ đồng (bình quân 0,6 tỷ đồng/Quỹ), cao hơn so cùng kỳ năm trước 177 tỷ đồng (tương đương 36%).
Nguồn: Thu Hà – NHNN Việt Nam