Ngày 17/12, tại Hà Nội,
Qũy tín dụng nhân dân Trung ương (QTDTW) đã long trọng tổ chức Đại hội
chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam.
Tới dự Đại hội có Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình; lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong và ngoài ngành; ông Trần Quang Khánh - Chủ tịch HĐQT; ông Đỗ Mạnh Hùng – Tổng Giám đốc QTDTW
cùng hơn 300 đại biểu đến từ các quỹ tín dụng trong cả nước…Tại Đại hội, ông Đỗ Mạnh Hùng đã báo cáo Đề án chuyển đổi mô hình QTDTW thành Ngân hàng Hợp tác xã.
Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình phát biểu tại Đại hội |
Đề án có 2 phần, phần 1 là sự cần thiết và những nội dung chính của Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, phần 2 là Công tác chuẩn bị.
Trong
đó có những vấn đề đáng chú ý như: theo Luật Các tổ chức tín dụng
(TCTD) sửa đổi năm 2010, từ năm 2013 trở đi thì mô hình TCTD hợp tác xã
chỉ có hai loại hình là Ngân hàng hợp tác xã và Qũy tín dụng nhân dân.
Do đó, QTDTW sẽ chuyển sang hoạt động theo mô hình Ngân hàng Hợp tác xã.
Luật
Các TCTD năm 2010 định nghĩa Ngân hàng Hợp tác xã như sau: “Ngân hàng
Hợp tác xã là Ngân hàng của tất cả các Qũy tín dụng nhân dân (QTDND) do
các QTDND và một số pháp nhân góp vốn thành lập theo quy định của Luật
này nhằm mục tiêu chủ yếu là liên kết hệ thống, hỗ trợ tài chính, điều
hòa vốn trong hệ thống các QTDND…”.
Hiện
tại trong hệ thống các TCTD tại Việt Nam chỉ duy nhất có QTDTW được tổ
chức là phù hợp với mô hình Ngân hàng Hợp tác xã được quy định trong
Luật Các TCTD hiện hành, là đầu mối liên kết điều hòa vốn trong hệ thống
QTDND; Hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà chủ yếu là hỗ trợ hệ
thống QTDND phát triển an toàn, ổn định và bền vững thể hiện qua việc:
Điều hòa vốn, hỗ trợ phát triển sản phẩm dịch vụ và liên kết đối với các
QTDND cơ sở trên cả nước…
Theo
đó, QTDTW sẽ chuyển đổi thành Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam, có tên
viết tắt là Ngân hàng Hợp tác xã (NHHT), có tên tiếng anh là
Co-operative Bank of Vietnam,
viết tắt là Các đại biểu tham dự hội nghị
Co-oBank. Trụ
sở đặt tại TP.
Hà Nội và có thời hạn hoạt động là 99 năm kể từ ngày được cấp giấy phép
và có vốn điều lệ là 3.000.000.000.000 (Ba nghìn tỷ đồng)…
Phát
biểu chỉ đạo tại Đại hội, Phó Thống đốc NHNN Đặng Thanh Bình đánh giá
cao những kết quả đã đạt được của QTDTW trong thời gian qua, đặc biệt là
trong việc hỗ trợ tích cực hệ thống QTDND triển khai thực hiện thành
công Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị và Quyết định 135/2000/QĐ-TTg của
Thủ tướng Chính phủ về củng cố hoàn thiện và phát triển QTDND, qua đó
đã góp phần đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh dịch vụ và đời
sống thành viên, thực hiện mục tiêu xóa nghèo, giảm nghèo, hạn chế cho
vay nặng lãi ở nông thôn.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hệ thống QTDND đã và đang xuất hiện một số ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động.
Thế
nên, để hoàn thiện mô hình QTDND gắn liền với việc tăng cường tính tự
chủ, tự chịu trách nhiệm của nội bộ hệ thống QTDND trong việc thực hiện
điều hòa vốn, kiểm tra và giám sát hoạt động là một yêu cầu hết sức cấp
thiết.
Phó
Thống đốc Đặng Thanh Bình cho rằng, vừa qua, Thống đốc đã ban hành
Thông tư số 31/2012/TT-NHNN ngày 26/11/2012 quy định về hoạt động của
Ngân hàng Hợp tác xã. Đây là bước cụ thể hóa những quy định về Ngân hàng
hợp tác xã trong luật Các TCTD năm 2010, cũng là cơ sở để thực hiện
Quyết định 254/QĐ-TTg ngày 1/3/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề
án cơ cấu lại các TCTD giai đoạn năm 2011 – 2015.
Tổng Giám đốc QTDTW, ông Đỗ Mạnh Hùng báo cáo Đề án |
“Để
xây dựng và phát triển Ngân hàng Hợp tác xã trở thành “đơn vị trung
ương” của hệ thống các QTDND đủ sức hỗ trợ các QTDND phát triển ổn định,
an toàn và bền vững; góp phần hỗ trợ thúc đẩy sự phát triển của khu vực
kinh tế hợp tác xã là một mục tiêu quan trọng. Để triển khai được việc
này cần quan tâm đến những vấn đề sau:
Thứ
nhất, chỉ đạo triển khai tốt Nghị quyết của Đại hội chuyển đổi, khẩn
trương hoàn thiện các bước thủ tục theo quy định để có thể tiến hành
thành lập Ngân hàng Hợp tác xã. Hoàn thiện các văn kiện quan trọng, đặc
biệt là để Ngân hàng Hợp tác xã có thể triển khai trong thời gian sớm
nhất, Đại hội cổ đông lần thứ nhất thông qua các nội dung quan trọng về
tổ chức bộ máy, nhân sự, định hướng chiến lược phát triển, kế hoạch hoạt
động…
Thứ
hai, khẩn trương triển khai những nội dung mới về chức năng, nhiệm vụ
của Ngân hàng Hợp tác xã. Để làm được điều này cần có sự đầu tư, nghiên
cứu kỹ lưỡng những yêu cầu liên quan đến việc thực hiện các nhiệm vụ
mới. Trên cơ sở đó, có kế hoạch chuẩn bị cụ thể về tổ chức và con người
để triển khai xây dựng các cơ chế vận hành các nghiệp vụ cụ thể. Đây là
vấn đề rất quan trọng và không dễ dàng nhưng mang tính quyết định trước
sự thành công của Ngân hàng Hợp tác xã, do đó cần được quan tâm đặc
biệt.
Thứ
ba, tổ chức tốt việc tuyên truyền, phổ biến và làm rõ những nội dung
trong Thông tư mới đến toàn thể các thành viên, lãnh đạo các cấp trong
các QTDND; Quán triệt rõ yêu cầu sự cần thiết và thực hiện nghiêm túc,
chặt chẽ các quy định mới, yêu cầu về sự phối hợp tích cực của các thành
viên các quỹ tín dụng vì lợi ích chung, vì hệ thống QTDND hoạt động
lành mạnh, hiệu quả, an toàn và bền vững.
Thứ
tư, phối hợp chặt chẽ với NHNN ở Trung ương và địa phương trong giới
thiệu triển khai Thông tư Ngân hàng Hợp tác xã cũng như trong đánh giá
tổng kết thực hiện Chỉ thị 57-CT/TW của Bộ Chính trị…”, Phó Thống đốc
nhấn mạnh.
Đại
hội cũng đã thảo luận và được nghe báo cáo dự thảo Điều lệ Ngân hàng
Hợp tác xã, đồng thời thông qua một số nội dung và danh sách thành viên
Ngân hàng Hợp tác xã…
Nguồn VAPCF