Sau
hơn 11 năm thực hiện Chỉ thị 57 ngày 10-10-2000 của Bộ Chính trị về
củng cố, hoàn thiện và phát triển hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân
(QTDND), đến nay hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh tiếp tục được củng cố,
hoàn thiện và phát triển theo hướng an toàn và hiệu quả. Thành công của
các QTDND đã góp phần quan trọng trong việc tạo kênh tín dụng thúc đẩy
phát triển kinh tế-xã hội khu vực nông nghiệp, nông thôn, khẳng định vai
trò vị thế của một mô hình kinh tế hợp tác trong lĩnh vực tín dụng ngân
hàng đối với công cuộc phát triển của tỉnh.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh thì những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của tỉnh, NHNN và các cấp ủy, chính quyền theo đúng tinh thần Chỉ thị 57, cùng sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành nên hệ thống QTDND trên địa bàn tiếp tục giữ được sự ổn định, phát triển an toàn bền vững, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nguồn vốn tín dụng cho các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Điều này thể hiện rõ trước hết ở kết quả hoạt động kinh doanh của các QTDND luôn ổn định và tăng trưởng. Tính đến hết 31-3-2012, tổng nguồn vốn của hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn đạt 696,4 tỷ đồng, tăng 20,6 lần so với năm 2000. Trong đó, vốn điều lệ đạt 51,8 tỷ đồng, tăng 18,9 lần, bình quân đạt 1,99 tỷ đồng đồng/QTD, gấp nhiều lần mức quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Điều này đã phản ánh quyết tâm của NHNN tỉnh và các QTDND nhằm tăng cường năng lực tài chính, duy trì sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động của các QTDND. Bên cạnh đó, các QTDND đã đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn nên huy động tiền gửi của khách hàng tăng cao, đến 31-3 đạt trên 568,2 tỷ đồng, tăng 25,9 lần so với năm 2000 và đạt bình quân 21,9 tỷ đồng/QTD. Các QTDND cũng thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN với việc chú trọng cho vay các thành viên có uy tín, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của thành viên nên dư nợ luôn tăng trưởng và có chất lượng. Đến 31-3, các QTDND đã kết nạp được 21.205 thành viên, tăng 15.013 thành viên so với 2000; tổng dư nợ cho vay đạt 527 tỷ đồng, tăng 17,6 lần so 2000, bình quân đạt 2,2 tỷ đồng/QTD, trong khi đó tổng nợ xấu chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều giới hạn cho phép của NHNN là 3%. Đặc biệt, 100% các QTDND đều kinh doanh có lãi (trừ đơn vị mới thành lập).
Thành công của hệ thống QTDND trên địa bàn còn thể hiện ở sự trưởng thành của bộ máy tổ chức các QTDND cơ sở sau kết quả củng cố, kiện toàn theo tinh thần Chỉ thị 57. Đến nay, các QTDND đều bảo đảm các tiêu chí chuẩn hóa về bộ máy nhân sự theo hướng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Ngay từ năm 2008, 100% QTDND trên địa bàn đã hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp với bình quân 13 cán bộ/QTD bảo đảm các chức danh và không còn cán bộ kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ cũng được chuẩn hóa về học vấn và được tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nên 100% cán bộ làm việc thường trực ở các QTDND có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các QTDND cũng không ngừng được tăng cường với 25/26 QTDND (trừ 1 QTDND mới thành lập) có trụ sở riêng khang trang, bảo đảm tốt cho mọi hoạt động… Đây chính là tiền đề quan trọng cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn, vững chắc.
Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh thì những năm qua mặc dù gặp rất nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo, hỗ trợ tích cực của tỉnh, NHNN và các cấp ủy, chính quyền theo đúng tinh thần Chỉ thị 57, cùng sự năng động, sáng tạo trong quản lý, điều hành nên hệ thống QTDND trên địa bàn tiếp tục giữ được sự ổn định, phát triển an toàn bền vững, đáp ứng kịp thời, hiệu quả nguồn vốn tín dụng cho các tầng lớp nhân dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Điều này thể hiện rõ trước hết ở kết quả hoạt động kinh doanh của các QTDND luôn ổn định và tăng trưởng. Tính đến hết 31-3-2012, tổng nguồn vốn của hệ thống QTDND cơ sở trên địa bàn đạt 696,4 tỷ đồng, tăng 20,6 lần so với năm 2000. Trong đó, vốn điều lệ đạt 51,8 tỷ đồng, tăng 18,9 lần, bình quân đạt 1,99 tỷ đồng đồng/QTD, gấp nhiều lần mức quy định về vốn điều lệ tối thiểu. Điều này đã phản ánh quyết tâm của NHNN tỉnh và các QTDND nhằm tăng cường năng lực tài chính, duy trì sự ổn định, an toàn và hiệu quả hoạt động của các QTDND. Bên cạnh đó, các QTDND đã đẩy mạnh các giải pháp huy động vốn nên huy động tiền gửi của khách hàng tăng cao, đến 31-3 đạt trên 568,2 tỷ đồng, tăng 25,9 lần so với năm 2000 và đạt bình quân 21,9 tỷ đồng/QTD. Các QTDND cũng thực hiện tốt chính sách tiền tệ của NHNN với việc chú trọng cho vay các thành viên có uy tín, phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống của thành viên nên dư nợ luôn tăng trưởng và có chất lượng. Đến 31-3, các QTDND đã kết nạp được 21.205 thành viên, tăng 15.013 thành viên so với 2000; tổng dư nợ cho vay đạt 527 tỷ đồng, tăng 17,6 lần so 2000, bình quân đạt 2,2 tỷ đồng/QTD, trong khi đó tổng nợ xấu chỉ chiếm 0,2% tổng dư nợ, thấp hơn nhiều giới hạn cho phép của NHNN là 3%. Đặc biệt, 100% các QTDND đều kinh doanh có lãi (trừ đơn vị mới thành lập).
Thành công của hệ thống QTDND trên địa bàn còn thể hiện ở sự trưởng thành của bộ máy tổ chức các QTDND cơ sở sau kết quả củng cố, kiện toàn theo tinh thần Chỉ thị 57. Đến nay, các QTDND đều bảo đảm các tiêu chí chuẩn hóa về bộ máy nhân sự theo hướng đủ về số lượng, nâng cao về chất lượng. Ngay từ năm 2008, 100% QTDND trên địa bàn đã hoàn thiện mô hình tổ chức chuyên nghiệp với bình quân 13 cán bộ/QTD bảo đảm các chức danh và không còn cán bộ kiêm nhiệm. Đội ngũ cán bộ cũng được chuẩn hóa về học vấn và được tăng cường đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ nên 100% cán bộ làm việc thường trực ở các QTDND có trình độ từ trung cấp trở lên thuộc các lĩnh vực tài chính, kế toán, ngân hàng. Cùng với đó, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ hoạt động của các QTDND cũng không ngừng được tăng cường với 25/26 QTDND (trừ 1 QTDND mới thành lập) có trụ sở riêng khang trang, bảo đảm tốt cho mọi hoạt động… Đây chính là tiền đề quan trọng cho hoạt động của hệ thống QTDND phát triển an toàn, vững chắc.
Tuy
còn nhiều khó khăn, hạn chế song những thành quả đạt được hệ thống
QTDND những năm qua đã khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế -xã hội khu vực nông nghiệp nông thôn. Đây
chính là nền tảng để thời gian tới NHNN tỉnh tiếp tục chỉ đạo nâng cao
chất lượng hoạt động và tính chuyên nghiệp của hệ thống QTDND theo tinh
thần chỉ đạo của NHTW và của tỉnh. Theo đó, NHNN tỉnh định hướng vừa
tiếp tục củng cố các QTDND yếu kém, vừa phát triển mới các QTDND khi có
đủ điều kiện và phù hợp với quản lý Nhà nước của NHNN và cấp ủy, chính
quyền địa phương. NHNN tỉnh cũng sẽ tiếp tục tăng cường giám sát, quản
lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các QTD trên địa bàn đồng thời đề
nghị NHNN Việt Nam nghiên cứu, xem xét một số vấn đề liên quan nhằm tháo
gỡ khó khăn, vướng mắc trong hoạt động của các QTDND. Đồng thời chỉ đạo
các QTDND cơ sở tiếp tục củng cố, chấn chỉnh, kiện toàn và nâng cao
hiệu quả hoạt động của bộ máy quản trị, điều hành; không ngừng nâng cao
chất lượng hoạt động, tăng cường huy động vốn, kiểm soát chặt chẽ hoạt
động cho vay, bảo đảm chất lượng tín dụng; Chấp hành nghiêm túc các quy
định của NHNN về các tỷ lệ an toàn... Mục tiêu chung là tiếp tục phát
triển an toàn, lành mạnh và hiệu quả hệ thống QTDND trên địa bàn, nhằm
khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của loại hình tín dụng này,
tạo dựng cho người dân một kênh tín dụng tin cậy, tiện lợi, phù hợp với
tính chất, đặc thù và phục vụ đắc lực phát triển kinh tế- xã hội của địa
phương.
Lê Thanh (báo Bắc Ninh)